QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ – THẺ CHÂN TRẮNG

MỤC LỤC

QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ – THẺ CHÂN TRẮNG

  • 1. Chuẩn bị ao:

    1.1 Đối với ao cũ:

    Bước 1:

    – Tháo cạn nước trong ao nuôi và ao lắng, sên vét đáy ao để loại bỏ các địch hại. Gia cố

    và lót bạt bờ ao để chống xói lở giúp hạn chế bị rò rỉ.

  • Rào lưới để tránh các loài ký chủ

    trung gian gây bệnh từ ngoài vào.

  • Tùy vào điều kiện và mật độ nuôi mà đáy ao nuôi có

    thể lót bạt nhằm hạn chế nước đục, giúp nâng cao độ hòa tan của ôxy khi đó tôm tăng

    trưởng tốt hơn.

    Saponin, Zeolite, V ôi bột

    Chlorine, TCCA,…

    -Mật đường + cám gạo + bột đậu nành

    -Chuẩn bị ao

    -Xử lý nước

    -Gây màu nước ao

    -Chọn giống nuôi

    -Thả giống nuôi

    -Chăm sóc tôm và quản lý

    -Thức ăn và cho ăn

    -Quản lý môi trường ao nuôi

    -Phòng bệnh và điều trị bệnh

    -pH, kiềm, khoáng,… T ảo, khí độc,.. Thu hoạch

    -Cấy Vi sinh EM gốc

    Bước 2:

    – Bón vôi đá, tùy điều kiện pH trong đất mà bón.

    Sau đó đo pH đất, pH phù hợp sẽ ở trong khoảng 7,5 – 8.

    + Nếu pH của đất thấp hơn 6 nên dùng vôi bột (Canxi hydroxit) rắc khắp hồ với tỷ lệ

    100 kg/hecta.

    + Nếu pH của đất lớn hơn 6 nhỏ hơn 7.5, lấy Zeolite tỷ lệ 30-50 kg/hecta.

    Sau khi bón vôi đá, tùy chất đất mà có thể sử dụng thêm vôi nông nghiệp.

Có thể thêm khoáng vi lượng làm tăng độ kiềm đối với ao lâu năm, nghèo chất dinh dưỡng theo quy
trình nuôi tôm sú.
Bước 3:
Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày đến khi nứt chân chim thì lấy nước.

Đối với những ao nuôi tôm không phơi được thì cần: bơm cạn hết nước, dùng máy đưa chất thải về góc cuối ao,
bơm chất thải vào ao chứa thải, sau đó bón vôi đúng liều lượng như

Bước 2. Sau đó cần cấp nước vào ao ngay ngày hôm sau để tránh xì phèn.
1.2 Đối với ao mới:
Ngâm rửa đáy ao khoảng 2 – 3 lần rồi xử lý.
2. Xử lý nước nuôi tôm sú -tôm thẻ chân trắng 
– Bước 1: Lấy nước vào ao lắng (qua túi lọc), lắng từ 3 – 5 ngày.
– Bước 2: Cấp nước từ ao lắng sang ao nuôi (qua túi lọc) đạt 1,3 – 1,4 m; chạy quạt thêm
3 ngày cho trứng và giáp xác nở.
– Bước 3: Xử lý Chlorine nồng độ 30 ppm (30 kg/1.000 m3 nước) hoặc TCCA 20 ppm
vào buổi tối để diệt khuẩn.
– Bước 4: Xử lý EDTA liều 2 – 3 kg/1.000 m3 nước để khử các kim loại nặng và độ cứng
nước ao.
Chạy quạt liên tục 2-3 ngày trong thời kì xử lý nước để phân hủy dư lượng Chlorine có
trong ao nuôi.
3. Gây màu nước:
– Gây màu nước với mật đường , cám gạo + bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) ủ trong 12
giờ.

Liều lượng 3 kg/1.000 m3 nước ao nuôi, tạt liên tục 3 ngày vào 9 – 10 giờ sáng và
kết hợp với vôi Dolomite 10 – 15 kg/m3.

Khi nước ao nuôi chuyển sang màu tảo khuê
(vàng hoặc nâu nhạt) hay xanh vỏ đậu thì dùng 3 kg mật đường/100 m3 nước để kết hợp
cấy men vi sinh rồi sau đó thả giống theo đúng quy trình nuôi tôm sú đề ra.
– Đối với các ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền thì nên bổ sung các
thành phần khoáng chất, kết hợp dùng dây xích kéo đáy 2 lần/ngày.
– Kiểm tra và thay đổi các yếu tố môi trường hợp lý trước khi thả tôm: pH 7,5 -8,5 (dao động trong ngày không quá 0,5); độ kiềm: 120 – 180 mg/l; độ mặn 5 – 25‰ (tốt
nhất > 5‰); độ trong 30 – 40 cm; NH3 < 0,1 mg/l; H2S < 0,03 mg/l; hàm lượng ôxy hòa
tan > 5 mg/l.
Chạy quạt liên tục ban ngày nhằm kích ứng tảo phát triển.
4. Chọn – thả giống nuôi:
1. Chọn giống. Chọn con giống ở các địa chỉ có uy tín và nguồn gốc rõ ràng. Người nuôi
có thể chọn bằng cảm quan hoặc qua xét nghiệm.
2. Thả giống. Thả ương với mật độ khoảng 600 – 1.000 con/m2
. Mật độ thả nuôi: khoảng 30 – 80 con/m2. Chạy quạt trước khi thả giống tầm 6 giờ để đảm bảo đủ lượng ôxy hòa
tan đạt 5 mg/l trở lên. Thuần tôm khoảng 30 phút rồi thả.

Thả vào lúc sáng sớm hoặc thả
vào chiều mát và theo hướng trên gió.
5. Chăm sóc tôm sú và quản lý tôm sú , tôm thẻ chân trắng 
5.1. Cho ăn.
Tùy điều kiện của từng hộ mà cho ăn theo cách thủ công hoặc cài đặt thiết bị máy cho ăn
tự động nếu nuôi tôm với mật độ cao.
Khi tôm khoảng 15 ngày tuổi, thực hiện đặt sàn ăn và khi tôm 25 ngày tuổi thì thay đổi
lượng thức ăn qua thời gian ăn hết thức ăn trong sàn kết hợp quy trình nuôi tôm sú bằng
vi sinh để đạt hiệu quả cao nhất.
Cho ăn 4 – 5 lần/ngày.
5.2. Quản lý môi trường ao nuôi
a. Các yếu tố môi trường phù hợp để thả tôm thẻ, tôm sú
Yếu tố môi trường Khoảng phù hợp để thả tôm
1. pH 7,5-8,5
2. Hàm lượng oxy Lớn hơn 4 ppm
3. Độ kiềm Không thấp hơn 80-100 ppm
4. Độ cứng Không thấp hơn 200 ppm
5. Độ mặn 5-15 ppm
6. Amonia Không cao quá 0.1 ppm
7. Độ trong 50-70 cm
8. Tảo
Nước có màu xanh nõn chuối, thành phần tảo silic
không quá 5%
b. Các yếu tố môi trường phù hợp trong quá trình nuôi tôm
Chất lượng nước Ngưỡng phù hợp
1. pH
Buổi sáng: 7,5-8
Buổi chiều 8-8,5
2. Oxy hòa tan trong nước Không thấp hơn 4 ppm
3. Độ kiềm 100-200 ppm
4. Độ cứng Không thấp hơn 200 ppm
5. Độ mặn 10-15 ppm
6. Amonia Không quá 0,1 ppm
7. Độ trong
Tháng 1: 60-70 cm
Tháng 2: 40-50 cm
Tháng 3: 30-40 cm
Tháng 4: 30-40 cm
8. Tảo Tảo lục
 Kiểm tra độ pH, trong ao 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm trong
ao, NH3 3 ngày/lần để tùy chỉnh cho phù hợp.
 Trong quá trình sinh trưởng, tôm nuôi cần rất nhiều khoáng chất, do đó cần duy
trì độ kiềm 120 mg/l trở lên bằng cách dùng vôi CaCO3 hoặc sử dụng Dolomite và
hay bổ sung khoáng cho ao nuôi vào ban đêm khoảng 3 – 5 ngày/lần giúp cho tôm
nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt
 Định kỳ 7 – 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường thêm mật độ vi khuẩn lợi
trong ao nuôi hoặc từ 7 – 10 ngày/lần diệt khuẩn cho ao nuôi kết hợp cấy thêm men vi
sinh trở lại sau 48 giờ. Hạn chế lấy nước vào ao nuôi tôm, khi cần thì lấy nước vào ao
lắng rồi xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3
đến khi dư lượng Chlorine trong nước hết
thì bơm vào ao nuôi, mỗi lần cấp khoảng 20% lượng nước cho ao nuôi, vào lúc trời
mát.


c. Tỷ lệ thích hợp của khoáng trong ao nuôi
Các biện pháp quản lý tảo:
– Trường hơp rêu hạt sinh sản nhiều nên thay nước ở tầng mặt lúc ban ngày do có
tảo nổi trên mặt nước hoặc vớt ra, không nên sử dụng hóa chất vì tảo sẽ chìm xuống đáy
hồ và thối rữa đồng thời sẽ bám vào mang tôm là nguyên nhân gây bệnh cho tôm
-Trường hợp rêu đuôi chồn quá nhiều cũng phải thay nước hay lấy dung dịch xử
lý nước loại có thể xử lý tảo đuôi chồn, cũng có thể sử dụng hóa chất như Formalin với tỷ
lệ 3-5 lít/ha cho vào góc hồ lúc buổi chiều 4-5 giờ liên tục cho 2-3 ngày liền, đến khi nào
màu sáng lên
5.3. Quản lý sức khỏe tôm nuôi
– Hằng ngày quan sát các hoạt động bắt mồi và sức khỏe của tôm trong ao, xem biểu hiện
các bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột…

để có thể phát
hiện các dấu hiệu bất thường.
– Dùng 2 sàn trở lên để kiểm tra sức khỏe của tôm nuôi để điều chỉnh khẩu phần ăn cho
hợp lý.

Định kỳ từ 7 – 10 ngày chài tôm để xác định tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, sức
khỏe tôm cũng như về trọng lượng, sản lượng tôm ở trong ao nuôi nhằm điều chỉnh thức
ăn của tôm nuôi cho phù hợp.

Bổ sung thêm Vitamin C, thêm men tiêu hóa đường ruột,
khoáng chất và có thể bổ thêm nhóm dinh dưỡng hỗ trợ giải độc trong gan trộn cho tôm
ăn mỗi ngày theo quy trình nuôi tôm sú đã đặt ra.


6. Phòng bệnh và trị bệnh:
Trong giai đoạn đầu, có thể quan sát các bộ phận sau:
– Vỏ thân: Tôm mới bệnh hay đang bệnh, vỏ thân tôm có màu sậm hay xám hơn bình
thường, không bóng đẹp và có vết mòn, giòn hay có chất lạ đóng vẩy từng mảng bám vào
vỏ hay toàn thân tôm
– Đuôi: Khi tôm yếu, đuôi tôm rũ xuống, không xòe như tôm bình thường. Nếu bóp nhẹ ở
góc đuôi tôm, đuôi sẽ xòe ra một chút
– Ruột: Tôm mới bệnh sẽ ăn ít đi, khi bệnh nặng thì tôm sẽ bỏ ăn. Quan sát ruột tôm bệnh
sẽ thấy rỗng hoặc không có thức ăn.
– Mang: Khi quan sát thấy màu mang tôm khác thường, màu mang đổi thành các màu
như: màu vàng, màu cam, màu nâu, màu đỏ, màu đen, hơi giòn bẻ thối rữa ngoài ra có
trạng thái phù nước
– Chân bơi, chân bò, đuôi: cần quan sát xem có vết rách, xước mòn hoặc có mảng bẩn
bám tại các bộ phận đó hay không
– Gan và lá lách: có thể nhìn xuyên qua thân vỏ tôm hay mở phần vỏ đuôi ra quan sát
màu sắc và kích thước của gan và lách có khác thường hay không.

Gan và lách của tôm bệnh sẽ teo nhỏ, có màu sậm hoặc xám hơn bình thường.
7. Thu hoạch:
Sau 3 tháng nuôi, tôm sú, tôm thẻ.. đạt cỡ thương phẩm 60-80 con/kg thì tiến hành thu
hoạch.

MỌI CHI TIẾT XIN LH 0947,464,464